Hội nghị Quốc tế lần thứ 6 về “Phát triển Kỹ thuật Y sinh ở Việt Nam” (BME6) đã được tổ chức thành công từ ngày 27 - 29/6/2016 tại Trường ĐH Quốc Tế, ĐH Quốc Gia TP Hồ Chí Minh. Slogan của Hội nghị đã nói lên ước vọng của lãnh đạo thành phố, khu công nghệ cao Sài gòn (SHTP) cùng hàng trăm nhà khoa học.
Các nhà khoa học chụp ảnh lưu niệm bên lề hội nghị (Tùy phong)
Tổ chức lần thứ 6 trong vòng 14 năm, hội nghị đã thu hút được trên 400 tác giả và đồng tác giả trong đó có 235 tác giả chính với hơn 100 báo cáo khoa học từ 20 nước như Úc, Canada, Phần lan, Pháp, Đức, Ý, Vương quốc Anh, Mỹ, Tây Ban Nha, Hồng Kông, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Na uy, Bồ Đào Nha, Singapore, Đài Loan, Thái Lan và nước chủ nhà Việt Nam.
Hội nghị tập trung trình diễn và thảo luận những công nghệ tiên tiến trên thế giới về kỹ thuật y sinh, những công nghệ nào sẽ phù hợp với đặc điểm Việt Nam bao gồm hệ thống y tế trên mạng, Công nghệ thông tin cho y tế, thiết bị y tế, Tín hiệu Y sinh và Xử lý hình ảnh, Công nghệ Phòng thí nghiệm trên Chip và thiết bị y tế tại gia, Hệ thống Truyền dẫn thuốc và Y học Nano; Kỹ thuật Mô và Y học Tái tạo; Tin sinh; Công nghệ Sinh học; Cơ sinh; Quang tử sinh học; Y học Cộng đồng; Công nghệ Tế bào và Phân tử trong Y học; Chẩn đoán và Kỹ thuật Phân tử; Chuẩn trị Chứng đao và Y học cho Giấc ngủ; Đặc tính Siêu âm của Mô, Xương; Phẫu thuật có sự can thiệp của máy tính; Mô phỏng, tính toán trong Sinh học và Y học; quản trị khởi nghiệp kỹ thuật y sinh.
Nguồn: ĐH Quốc tế
Lễ ký biên bản ghi nhớ giữa IU và tập đoàn VNPT trong phát triển thiết bị y tế. Ảnh: ĐH Quốc tế.
Ngoài các báo cáo khoa học, có nhiều tập đoàn, nhà máy, các công ty khởi nghiệp cũng đến tham gia cùng với BME. Đặc biệt trong khuôn khổ hội nghị, đã có lễ ký kết văn bản ghi nghớ giữa Đại học Quốc tế (IU) với tập đoàn VNPT về nghiên cứu, thiết kế, và phát triển các thiết bị y tế trong tương lai. Hội nghị là cơ hội để các nhà khoa học và doanh nghiệp trên toàn thế giới xác lập một bức tranh toàn cảnh về ngành Kỹ thuật Y sinh tại Việt Nam thông qua những báo cáo của các tác giả Việt Nam.
Cộng đồng BME Việt-UK. Ảnh Dr. Lê Chí Hiếu
Ý thức được tầm quan trọng của hội nghị này các cơ quan như VNPT, Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED); Khu Công nghệ cao Sài Gòn (SHTP); Hội đồng Anh tại Việt Nam, Quỹ Newton Fund cũng đã tham dự và tài trợ và tham luận tại hội nghị. Đã có trên 20 biên bản ghi nhớ giữa các nhóm nghiên cứu quốc tế/Việt Nam, giữa các nhà sản xuất và các nhà khoa học được ký trên nhân sự kiện này. Đặc biệt, cộng đồng Kỹ thuật Y sinh giữa Việt Nam và Vương Quốc Anh đã được gợi mở thành lập để thúc đẩy quan hệ về khoa học kỹ thuật nói chung và Kỹ thuật Y sinh nói riêng. Đồng tình với ý tưởng này, PGS. Lê Hoài Quốc, Trưởng Ban Quản lý khu Công nghệ Cao SHTP đã cam kết hỗ trợ các sáng kiến trong nghiên cứu về y sinh bằng cả những chính sách cụ thể và thậm chí là cấp kinh phí thực hiện cho những dự án mang tính khả thi, phục vụ cộng đồng, mang lại giá trị kinh tế và xã hội.
Sự quan tâm của các nhà lãnh đạo thành phố không phải là không có lý do. Theo các nghiên cứu gần đây, thị trường thiết bị y tế tăng trưởng kép khoảng 8% ở giai đoạn 2014-2019. Dự kiến thị trường cho thiết bị y tế đạt 1,1 tỷ đô là vào năm 2019.
Thị trường sẽ giữ nguyên đà tăng trưởng nhanh và ổn định trong nhất trong những năm tới ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Cùng với sự gia tăng của thị trường, các nhà sản xuất đã nhanh chóng nhập cuộc chơi. Nhà máy United Healthcare vừa mới được thành lập tại TP Hồ Chí Minh là một minh chứng cho sự nhanh nhạy này.
Buổi giới thiệu các chính sách ưu đãi đầu tư đối với Công nghệ cao của SHTP. Photo: Dr. Lê Chí Hiếu
Thị trường thiết bị y tế phản ánh thực chất nhu cầu của xã hội. Không chỉ riêng nhu cầu về thiết bị y tế, chẩn đoán mà cả những thiết bị phụ trợ cho quá trình chẩn đoán, hóa chất và thiết bị tiêu hao cũng ngày càng tăng. Trong bối cảnh này, các nhà khoa học, công ty cần có tiếng nói chung để tạo ra những sản phẩm tại nội địa phục vụ nhu cầu của người bệnh. Rõ ràng, đội ngũ chuyên gia trong nước và nước ngoài đủ sức để tạo ra những công nghệ có khả năng hiện thực hóa và thương mại tại Việt Nam khi có sự vào cuộc của doanh nghiệp. Cũng cần nói thêm rằng chúng ta không thể cứ đợi hội đủ mọi chính sách thuận lợi ra đời rồi mới thực hiện những dự án mà lẽ ra đã có thể làm ngay từ lúc này.
Cánh cửa cho một nền Kỹ thuật Y sinh không còn khóa nữa, nhưng việc mở ra để đến một trang mới hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ hành động của cộng đồng BME Việt ngày hôm nay. Một khi giá trị được xã hội chấp nhận, chính sách thuận lợi sẽ tự tìm tới. Mong rằng ngày đó sẽ rất sớm thành hiện thực.
Tùy Phong
Tạp chí Tự động hóa ngày nay Số tháng 8/2016
- 17/04/2017 11:44 - Thách thức trong mạng cảm biến không dây (WSN)
- 17/03/2017 11:03 - Mạng cảm biến không dây ảnh hưởng thế nào đến IoT thế giới - Phần 2: Công nghệ mạng không dây
- 28/05/2016 10:44 - Nghiên cứu chế tạo thiết bị cầm tay xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tích hợp cảm biến nano sinh học và công nghệ truyền dữ liệu không dây GPRS
- 24/05/2016 06:31 - Cảm biến phát hiện và đo mức chất lỏng, chất rắn
- 25/04/2016 09:40 - Cảm biến hóa nhà máy sản xuất với thiết bị IoT
- 29/01/2016 11:01 - Ứng dụng mạng cảm biến không dây trong việc phát triển nông nghiệp xanh cho cây trồng
- 11/12/2015 06:33 - Advantech Giới Thiệu Module I/O Không Dây Dùng Cho Ứng Dụng IOT
- 28/09/2015 03:05 - Cảm biến đo kim loại nặng một đầu tư nhiều ứng dụng
- 25/09/2015 01:28 - BALLUFF trình làng SENSOR đo mức kiểu siêu âm
- 02/06/2015 15:53 - Cảm biến Coriolis đo khối lượng vật liệu dạng hạt thể rắn
- 28/05/2015 06:31 - Giao thông sẽ an toàn hơn với cảm biến hình ảnh và mạng cảm biến không dây
- 04/05/2015 02:04 - Crowcon Gas-ProIR công nghệ cảm biến hồng ngoại phát hiện khí gas